Kết quả, đánh giá và ảnh hưởng Chiến_tranh_nhân_dân_giải_phóng_Nam_Tư

Kết quả

Như đã đề cập, ngày 8 tháng 3 năm 1945 một chính phủ liên hiệp ở Nam Tư đã được thành lập tại Beograd với Tito làm Thủ tướng và Ivan Šubašić là Bộ trưởng Ngoại giao. Vua Petar II Karađorđević đã đồng ý chờ một cuộc trưng cầu ý dân về việc ông có được chấp nhận để tiếp tục làm vua ở Nam Tư hay không, tuy nhiên cuộc trưng cầu đã cho kết quả áp đảo về việc yêu cầu nhà vua thoái vị. Ngày 29 tháng 11, Hội đồng Lập hiến Nam Tư tuyên bố phế bỏ chế độ quân chủ và Quốc hội khóa I của Nam Tư họp tại Beograd thành lập Cộng hòa Liên bang Nhân dân Nam Tư theo chế độ Xã hội chủ nghĩa. Tito được bổ nhiệm làm thủ tướng của Liên bang. Trước đó, vào ngày 8 tháng 6, Hoa Kỳ, Anh và Nam Tư đã đạt được thỏa thuận về việc quản lý vùng lãnh thổ tự do Trièst, theo đó vùng phía bắc (vùng A) do Anh và Mỹ quản lý và vùng phía nam (vùng B) do Nam Tư quản lý. Đến năm 1954, vùng A chính thức trở thành tỉnh Trièst của nước Ý, còn vùng B trở thành lãmh thổ của Nam Tư (nay là các vùng Primorska của Slovenia và hạt Istra của Croatia).

Thương vong của người dân Nam Tư

Thương vong theo dân tộc
Dân tộcThống kê năm 1964[118]Theo Kočović[119]Theo Žerjavić[119]
Người Serb346.740487.000530.000
Người Croatia83.257207.000192.000
Người Slovenia42.02732.00042.000
Người Montenegro16.27650.00020.000
Người Macedonia6.7247.0006.000
Người Hồi giáo32.30086.000103.000
Các dân tộc
Xlavơ khác
12.0007.000
Người Albania3.2416.00018.000
Người Do Thái45.00060.00057.000
Người Di-gan27,00018,000
Người Đức26,00028,000
Người Hungary2,680
Người Slovakia1,160
Người Thổ686
Khác14.0006.000
Không rõ16.202
Tổng cộng597.3231.014.0001.027.000

Theo ước tính của Chính phủ Nam Tư công bố cho Ủy ban Bồi thường chiến tranh Quốc tế vào năm 1946, tổng thương vong của Nam Tư là 1.704.000 người.[120] Tuy nhiên con số này bao gồm cả việc so sánh với dân số Nam Tư có thể có nếu chiến tranh không xảy ra, số trẻ con không được sinh ra, và thương vong do bệnh tật và dân cư phiêu bạt khắp nơi.[121] Cụ thể hơn, Giáo sư Vladeta Vučković giải thích rằng thực ra 1,7 triệu người đó không hẳn là thương vong trong chiến tranh mà là số dân bị hao hụt.[122] Con số thương vong này được trình lên Hội đồng Bồi thường Chiến tranh của các nước Đồng Minh năm 1948 nhưng lần này ghi chú là chỉ bao hàm các con số thương vong liên quan tới chiến tranh.[121] Sau khi phía Đức yêu cầu Nam Tư đưa ra các tài liệu xác minh con số này, Cục Thống kê Nam Tư đã tiến hành một cuộc điều tra tên toàn quốc vào năm 1964 về thương vong trong thời kì chiến tranh[121] và đã đưa ra con số người chết là 597.323.[121] Kết quả thống kê được giữ bí mật và chỉ được công bố vào năm 1989.[119]

Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ vào năm 1954 đưa ra số người Nam Tư chết liên quan tới chiến tranh là 1.067.000 người. Phía Hoa Kỳ cho rằng con số 1,7 triệu người chết là không chính xác vì nó được đưa ra quá sớm sau khi chiến tranh kết thúc và không được ước tính theo quy tắc của một cuộc điều tra dân số sau chiến tranh.[123] Một nghiên cứu gần đây của Vladimir Žerjavić cho ra con số người chết là 1.027.000, trong đó tổn thất về quân sự là 237.000 binh sĩ du kích Nam Tư và 209.000 quân Quốc gia Độc lập Croatia (bao gồm Lực lượng vũ trang Cận vệ Croatia và quân Ustaše). Số dân thường thiệt mạng là 581.000, bao gồm 57.000 người Do Thái. Thương vong của người dân trong các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc Nam Tư là: Bosnia 316.000; Serbia 273.000; Croatia 271.000; Slovenia 33.000; Montenegro 27.000; Macedonia 17.000; và bị giết ngoài lãnh thổ Nam Tư là 80.000.[119] Một nhà thống kê người Serb gốc Bosnia Bogoljub Kočović cho ra một con số thấp hơn: 1.014.000 người.[119] Hai con số này được Giáo sư Đại học Bang San Francisco Jozo Tomasevich cho rằng là tương đối đáng tin cậy và trung lập.[124] Tuy nhiên con số của Žerjavić đã bị nhiều người chỉ trích, cho rằng ông ta cố tình làm giảm nhẹ vai trò của quân Quốc gia Độc lập Croatia trong việc đàn áp và giết hại dân thường và những người kháng chiến Nam Tư cũng như làm giảm nhẹ các tội ác của chính quyền Quốc gia Độc lập Croatia trong việc thanh lọc sắc tộc. Một số tổ chức như Yad VashemTrung tâm Simon Wiesenthal chưa chính thức thừa nhận các con số thống kê của tác giả này.

Dầu sao, những thương vong như thế là rất khủng khiếp cho đất nước và người dân Nam Tư. Sự tàn phá ghê gớm của cuộc chiến tranh có thể được giải thích bằng các lý do sau:

Thương vong theo vùng lãnh thổ theo thống kê năm 1964[119]
Vùng lãnh thổSố người chếtCòn sống
Bosnia và Hercegovina177.04549.242
Croatia194.749106.220
Macedonia19.07632.374
Montenegro16.90314.136
Slovenia40.791101.929
Serbia97.728123.818
Kosovo7.92713.960
Vojvodina41.37065.957
Không rõ1.7442.213
Tổng597.323509.849
  1. Các hoạt động chiến tranh ác liệt của tất cả các phe tham chiếm trên mặt trận Nam Tư.[125]
  2. Những hoạt động tàn sát dân thường và thanh lọc sắc tộc dã man của phát xít Ý, Đức Quốc xã đối với các "dân tộc hạ đẳng" (Untermensch) Xlavơ - trong trường hợp này cụ thể là người Serb.[125] Một trong những cuộc tàn sát tồi tệ và dã man nhất đó chúnh là vụ thảm sát Kragujevac với gần 2.800 người Serb đã bị giết[126]. quân Quốc gia Độc lập Croatia cũng không kém tích cực trong việc tàn sát người Serb, với những vụ tàn sát diễn ra trên khắp lãnh thổ Croatia, nhiều nhất là Banija, Kordun, Lika, tây bắc Bosnia, Đông Herzegovina và ở các trại tập trung như ở trại tập trung Jasenovac. Quân phỉ Chetniks cũng nhúng tay vào nhiều vụ thảm sát người Hồi giáo tại BosniaSandžak, và thảm sát người Croatia tại Bosnia và Hercegovina, Bắc Dalmatia, và Lika. Người Do Thái cũng bị giết khá nhiều tại Nam Tư hoặc bị trục xuất và tiếp tục bị giết ở các trại tập trung tại Đức, Na Uy, Hy Lạp.[127]tỉnh Ljubljana, chính quyền địa phương của phát xít Ý do Mario Roatta đứng đầu cũng dồn người Slovenia vào các trại tập trung và thực hiện chính sách đồng hóa đối với họ.[128][129][130] Đáp trả lại, lực lượng du kích kháng chiến Nam Tư cũng thẳng tay trừng trị các phần tử hợp tác với quân phát xít xâm lược, tỉ như vụ tử hình tập thể những tù binh của quân quân Ustaše tại Bleiburg[131].
  3. Chiến tranh cũng gây ra việc sụt giảm sản xuất nông nghiệp, hạn hán, mất mùa, đói kém, dịch bệnh.[132]
  4. Các cuộc ném bom của không quân Đồng Minh vào tuyến tiếp tế của quân Đức cũng trúng vào dân thường, nghiệm trọng nhất là ở Podgorica, Leskovac, ZadarBeograd.[133]
  5. Ngoài ra còn phải tính đển 335.000 dân số bị hao hụt do tỉ lệ sinh giảm và 660.000 người phải bỏ nhà cửa phiêu bạt đi nơi khác.[133]

Thương vong của phía Đức Quốc xã và phát xít Ý

Theo các báo cáo thương vong của phía Đức thu giữ được từ tài liệu lưu trữ riêng của tướng Hermann Reinecke, người đứng đầu cơ quan quan hệ đối ngoại của Bộ Tư lệnh Tối cao Đức Quốc xã, thương vong của quân đội chính quy Đức tại vùng Balkan là khoảng 24.000 người chết và 12.000 mất tích, không có thống kê về bị thương. Phần lớn số thương vong này là ở Nam Tư.[134][135]

Đánh giá

Cuộc Chiến tranh nhân dân giải phóng Nam Tư là một hoạt động du kích chống phát xít có quy mô, thời gian, cường độ ác liệt vào loại lớn nhất ở Đông Âu trong Chiến tranh thế giới thứ hai, chỉ đứng sau cuộc chiến tranh du kích của nhân dân Liên Xô trong các vùng bị quân đội Đức Quốc xã chiếm đóng. Giống như phong trào kháng chiến chống phát xít ở Pháp diễn ra cùng thời kỳ lịch sử, cuộc chiến tranh nhân dân giải phóng Nam Tư đã quy tụ được hầu hết các lực lượng Nam Tư yêu nước, chống phát xít. Cuộc chiến tranh nhân dân giải phóng Nam Tư có phần phức tạp hơn cuộc kháng chiến chống phát xít ở Pháp do chỗ không giống như nước Pháp là một dân tộc tương đối thuần nhất, Nam Tư là một cuộc gia đa sắc tộc với nhiều mảng lãnh thổ khác nhau, có nền bản sắc văn hóa khác nhau, thậm chí trong lịch sử đã có sự xung đột với nhau, được lắp ghép vào một nước Nam Tư ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Việc lãnh đạo một quốc gia đa sắc tộc, bị chia rẽ ngay trong cuộc chiến tiến hành thành công cuộc chiến tranh nhân dân để giải phóng dân tộc mình là một thành công lớn của Hiệp hội giải phóng dân tộc Nam Tư chống phát xít (AVNOJ) mà đứng đầu là Ủy ban Giải phóng dân tộc trung ương Nam Tư (NKOJ).[136][137]

Trong thành phần các đảng phái, các sắc tộc, cách xu hướng chính trị tham gia cuộc đấu tranh vũ trang kiên trì, bền bỉ trong hơn 4 năm (tháng 4-1941 đến tháng 5-1945) nổi lên vai trò lãnh đạo và tổ chức của Đảng Cộng sản Nam Tư và vai trò quyết định trên chiến trường của Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư (NOVJ). Đảng Cộng sản Nam Tư không lãnh đạo cuộc kháng chiến một cách trực tiếp mà thông qua Hiệp hội giải phóng dân tộc Nam Tư chống phát xít (AVNOJ) và từ cuối năm 1943, thông qua Ủy ban giải phóng dân tộc Nam Tư (NKOJ) ở trung ương và các địa phương. Nếu không có các tổ chức chính trị này, cuộc đấu tranh vũ trang của Quân Giải phóng Nam Tư sẽ mất đi chỗ dựa của các tầng lớp nhân dân Nam Tư, trở nên cô lập trước các tổ chức dân tộc li khai cực đoan như nhà nước Montenegro tự trị (do Phát xít Ý dựng lên), nhà nước Serbia tự trị và nhà nước Croatia độc lập (do Đức Quốc xã dựng lên).[138][139]

Kinh nghiệm tổ chức chiến tranh du kích của nhân dân Nam Tư đã được những người cộng sản Việt Nam học tập ngay từ trước khi bắt đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Hồ Chí Minh viết:

Cũng bằng chiến thuật du kích, quân Nam Tư đã thắng nổi được quân Đức. Chúng ta học kinh nghiệm của quân đội Trung Hoa và quân đội Nam Tư, chúng ta nhất định sẽ thắng trong cuộc chiến đấu tự vệ của chúng ta
— Hồ Chí Minh, bài đăng trên báo Cứu Quốc số 434, ngày 13-12-1946.[140]

Trong diễn văn đọc tại cuộc chiêu đãi đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại thủ đô Beograd ngày 5 tháng 8 năm 1958, Hồ Chí Minh đã đánh giá cao người Nam Tư trong cuộc chiến đấu chống phát xít và một lần nữa muốn tìm hiểu những kinh nghiệm tổ chức chiến tranh giải phóng dân tộc ở Nam Tư để vận dụng vào cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam:

Trong những giờ phút đen tối nhất của cuộc đại chiến vừa qua, mặc dù sống dưới ách thống trị của bọn thực dân, nhân dân Việt Nam luôn theo dõi một cách khâm phục của nhân dân Nam Tư chống chủ nghĩa phát xít cũng như nhân dân Việt Nam rất vui sướng chào mừng việc thành lập nước Cộng hòa nhân dân Liên bang Nam Tư... Trong thời gian ở Nam Tư, chúng tôi sẽ cố gắng tìm hiểu những kinh nghiệm của nhân dân Nam Tư
— Hồ Chí Minh[141]

Trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh nhân dân giải phóng Nam Tư, Liên Xô đánh giá cao tinh thần chiến đấu của Quân giải phóng nhân dân Nam Tư. Họ đã có những trận đánh xuất sắc trong việc phối hợp với quân đội Liên Xô tại Chiến dịch tấn công Beograd và tại các khu vực Cačak, Krajevo, Danilovgrad, Skadar, Podgorića, Knin và Gučar, phá vỡ kế hoạch rút quân về Hungaria, Áo và Ý của các cụm tập đoàn quân E, F và Cụm tập đoàn quân Serbia (Đức). Đặc biệt, trong chiến dịch Mostar, Quân đoàn Dalmatia 8, Sư đoàn Serbia 29 (thuộc Quân đoàn Vô Sản 2) và Lữ đoàn xe tăng Nam Tư đã buộc quân Đức phải cố chống giữ trên hướng Sarajevo, từ bỏ kế hoạch rút Sư đoàn bộ binh 7 SS "Prinz Eugen" về Hungary. Sau chiến tranh, tướng S. M. Stemenko, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Liên Xô viết:

Bộ Tổng tham mưu Liên Xô đánh giá cao sự chi viện đó của các chiến hữu Nam Tư
— S. M. Stemenko.[142]

Nửa thời gian đầu của cuộc chiến tranh giải phóng, nhân dân Nam Tư gần như phải chiến đấu đơn độc trong vòng phong tỏa của quân đội Đức Quốc xã, phát xít Ý và quân của các nước thân phát xít Bulgaria, Romania, Hungary và quân của các thế lực thân phát xít ngay tại Nam Tư. Sau khi quân Đồng Minh Anh, Mỹ đổ bộ lên bán đảo Apenin và giải phóng miền Nam nước Ý, quân đội các nước đồng minh Anh, Mỹ và Liên Xô bắt đầu có những sự trợ giúp đáng kể về vũ khí cho Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư. Trong đó, vũ khí, đạn dược và quân trang quân dụng của Anh chiếm ưu thế. Các nước Đồng Minh cũng thiết lập các phái bộ quân sự tại Tổng hành dinh của NOVJ, tạo sự phối hợp có hiệu quả hơn giữa NOVJ và quân đội các nước Đồng Minh bao gồm cả sự chia sẻ thông tin tình báo để đối phó với quân đội các nước phe Trục. Đến cuối năm 1944, khi quân đội Liên Xô tiến váo bán đảo Balkan, sự giúp đỡ của Liên Xô tăng lên đáng kể. Trong đó, Cụm không quân mặt trận Nam Tư gồm 2 sư đoàn không quân Liên Xô (236 và cận vệ 10) và một căn cứ không quân tại Crajova bao gồm toàn bộ người, máy bay, vũ khí, đạn dược và các phương tiện hậu cần đảm bảo do tướng A. N. Vitrukh làm tư lệnh được chuyển giao cho Nam Tư sử dụng và đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Tổng hành dinh NOVJ vào tháng 11 năm 1944. Ngày 23 tháng 3 năm 1945, Lữ đoàn xe tăng Nam Tư gồm 65 xe tăng T-34 được xây dựng tại Tula (Liên Xô) đã về đến Nam Tư bằng đường sắt và trở thành mũi nhọn đột kích mạnh của NOVJ trong các chiến dịch cuối cùng giải phóng đất nước Nam Tư khỏi sự chiếm đóng của phát xít Đức.

Trong các hoạt động quân sự tại Nam Tư, quân đội Liên Xô chỉ đóng vai trò chủ lực trong Chiến dịch tấn công Beograd. Sau đó, họ kéo quân sang Hungary để tổ chức tấn công và bao vây một phần Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) tại Budapest và tiến hành chiến dịch phòng ngự Hồ Balaton. Quân đội Bulgaria cũng chỉ giúp đỡ một phần lực lượng để giải phóng vùng Macedonia. Quân đội NOVJ đã gánh vai trò chủ đạo trong cuộc chiến giải phóng đất nước mình. Tuy nhiên, những người Nam Tư yêu nước vẫn đánh giá cao sự giúp đỡ của các nước đồng minh Liên Xô, Anh, Mỹ và quân đội của Mặt trận Tổ Quốc Bulgaria đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc của họ.

Đánh giá tổng quát về toàn bộ cuộc Chiến tranh nhân dân giải phóng Nam Tư, nhà sử học Branko Petranović viết:

Những nỗ lực ngày càng tăng cường của người dân Nam Tư trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc như một cuộc chạy đua liên tục với kẻ thù. Từ việc khắc phục những điểm yếu trong quá trình phòng thủ vùng lãnh thổ tự do chuyển thành các "cuộc đối mặt" trong một trận chiến lớn. Từ những nhóm nhỏ du kích rời rạc, lẻ tẻ, yếu ớt trước "cuộc chinh phục không tưởng" của đối phương đã phát triển thành các đội quân lớn. Sau đó, nhờ có những thành công ngày càng lớn trên các mặt trận và việc bắt liên lạc với phe Đồng Minh trong năm 1943 đã xua tan những dị nghị về một cuộc chiến tranh du kích cùng với các mục tiêu cách mạng của nó. Cuộc chiến đấu liên tục ấy đã được đẩy mạnh thành một cuộc kháng chiến toàn diện và có trọng điểm tại những khu vực chiến lược quan trọng. Trong cái gọi là nền "trật tự mới" của Hitler, cuộc chiến đấu đó có một ý nghĩa chính trị tư tưởng và đạo đức cho tất cả các phong trào kháng chiến... Mặc dù cuộc chiến ban đầu diễn ra trong sự đơn độc, lãnh thổ bị chiếm đóng, quân đội thì sụp đổ nhưng cuộc chiến du kích cũng có ý nghĩa lớn về mặt đạo đức và tinh thần đối với các lực lượng Đồng minh trong các chiến dịch quân sự của họ ở Bắc Phi và Mặt trận phía đông trong giai đoạn 1941-1942. Bởi vì các chiến binh trong quân đội các nước Đồng Minh biết rằng ở đâu đó rất sâu trong nền móng của chế độ Hitler, vẫn có những chiến binh đang không ngừng đổ máu cho cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa phát xít và buộc quân đội phát xít phải mất máu.
— Branko Petranović.[143]

Ảnh hưởng

Về ý nghĩa tinh thần, cuộc chiến tranh nhân dân giải phóng Nam Tư là một trong những tấm gương về lòng dũng cảm của các dân tộc ở Đông Âu dám đương đầu với đội quân nhà nghề của Đức Quốc xã và Phát xít Ý để tự giải phóng mình. Cuộc đấu tranh đó cũng trở thành mẫu hình để người Albania học tập và áp dụng cho chính mình. Haxhi Lleshi, một lãnh tụ phong trào giải phóng chống phát xít ở Albania (sau này là Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Cộng hòa Nhân dân Xã hội chủ nghĩa Albania) đã sang Nam Tư tham gia các hoạt động du kích trong hàng ngữ NOVJ từ cuối năm 1941. Năm 1943, ông trở về nước tham gia chỉ huy Quân giải phóng nhân dân Albania do Đảng Cộng sản Albania lãnh đạo, mang theo những kinh nghiệm tổ chức chiến tranh du kích và tổ chức chính quyền kháng chiến ở Nam Tư để vận dụng cho Albania. Cuộc chiến tranh nhân dân giải phóng Albania đã đưa nước này trở thành nước Đông Âu duy nhất thành công trong sự nghiệp chống phát xít, tự giải phóng đất nước mình mà không cần đến sự giúp đỡ đáng kể nào của Liên Xô cũng như của các đồng minh Anh và Mỹ.

Về ý nghĩa quân sự, cuộc chiến tranh nhân dân giải phóng Nam Tư cùng với các cuộc chiến của quân du kích Albania, Bulgaria và Hy Lạp có tác dụng như một khối ung nhọt không thể chữa lành trong hậu phương Balkan của quân đội Đức Quốc xã. Nếu như thời kỳ đầu cuộc chiến, quân đội Đức Quốc xã và Phát xít Ý chỉ cần huy động khoảng 700.000 quân là có thể đánh bại quân đội 850.000 người của Vương quốc Nam Tư trong vòng 11 ngày và chiếm đóng Nam Tư, thì đến giai đoạn giữa và cuối của cuộc chiến, họ đã phải huy động khoảng 1.700.000 quân các loại cùng hơn 500.000 quân của các lực lượng Nam Tư thân phát xít nhưng vẫn không thể tiêu diệt được lực lượng NOVJ và chịu nhiều tổn thất lớn. Phong trào kháng chiến chống phát xít ở Balkan nói chung và Nam Tư nói riêng đã làm cho các cụm tập đoàn quân E, F và Serbia của quân Đức không thể rút đi nhiều lực lượng để chi viện cho các chiến trường chính tại Liên Xô, Ý và Pháp.

Khác với các cuộc kháng chiến chống phát xít tại Ba Lan, Tiệp Khắc và Pháp được lãnh đạo bởi các tổ chức yêu nước có trụ sở tại nước ngoài, ANOVJ đặt trụ sở chính thức của mình ngay trên lãnh thổ Nam Tư từ đầu đến cuối cuộc chiến. Bản thân Tổng tư lệnh NOVJ Josip Broz Tito cũng chỉ ra khỏi Nam Tư trong một thời gian ngắn khi diễn ra Chiến dịch "Hiệp sĩ" do Đức quốc xã tổ chức nhằm tiêu diệt cá nhân ông và cơ quan đầu não NOVJ. Điều đó tạo nên uy tín và ảnh hưởng rất lớn của AVNOJ và NOVJ đối với người dân Nam Tư cũng như trên trường quốc tế. Cũng vì việc đem sức mình tự giành độc lập cho mình là chủ yếu nên sau khi giải phóng đất nước khỏi sự chiếm đóng của Đức Quốc xã, Nam Tư cũng như Albania mặc dù cùng do Đảng Cộng sản lãnh đạo nhưng lại có được một vị thế chính trị độc lập cao hơn rất nhiều so với các nước được giải phóng nhờ sức mạnh của quân đội các nước Đồng Minh. Điều này lý giải cho chính sách đối nội và đối ngoại của Nam Tư (cũng như của Albania) sau này không bị phụ thuộc quá nhiều vào Liên Xô như các nước trong Khối Warszawa và cũng không bị phụ thuộc vào các đồng minh Anh, Mỹ như Hy Lạp và Ý.

Cuộc chiến tranh nhân dân giải phóng Nam Tư đã giải quyết về cơ bản vấn đề chia rẽ dân tộc, chia rẽ sắc tộc, chia rẽ tôn giáo vốn tồn tại hàng chục thế kỷ nay giữa các tộc người, các tôn giáo ở Nam Tư. Trước hiểm họa bị diệt vong, người Nam Tư về cơ bản đã đoàn kết lại với nhau để cùng chống kẻ thù chung. Mặc dù nước Đức Quốc xã và phát xít Ý đã tổ chức ra những nhà nước độc lập, tự trị nhằm làm suy yếu sức mạnh của người dân Nam Tư nhưng tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc Nam Tư xung quanh AVNOJ vẫn chiếm ưu thế và trở thành nguồn động lực tinh thần để tiến hành chiến tranh nhân dân giải phóng dân tộc. Đáng tiếc là đến cuối thế kỷ XX, do sai lầm nghiêm trọng của những người cộng sản Nam Tư về đường lối đối nội, đối ngoại, về chính sách kinh tế, do sự chia rẽ trong nội bộ Liên đoàn Cộng sản Nam Tư sau khi Josip Broz Tito qua đời cùng với các tác động bất lợi từ bên ngoài; đất nước Nam Tư đã rơi vào khủng hoảng và trở thành nước duy nhất ở châu Âu có hai lần hợp nhất và hai lần tan rã trong vòng chỉ một thế kỷ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_tranh_nhân_dân_giải_phóng_Nam_Tư http://www.bmlv.gv.at/omz/ausgaben/artikel.php?id=... http://www.novosarajevo.ba/stream/press/index.php?... http://www.radiosarajevo.ba/novost/68603/dan-repub... http://komunisti.50webs.com/centartito21.html http://macedonia-history.blogspot.com/2006/10/1941... http://www.feldgrau.com/stats.html http://books.google.com/books?id=R8d2409V9tEC&pg=P... http://books.google.com/books?id=da6acnbbEpAC&lpg=... http://www.imdb.com/title/tt0085713/ http://www.ingentaconnect.com/content/routledg/rmi...